Thực ra việc đầu tư chứng khoán khá tự do, ai tham gia cũng được, tự đầu tư cũng được, mà có 1 người hỗ trợ đồng hành cũng được.
Bạn hãy tự duy, giống như bạn đăng ký học ngoại ngữ tại 1 trung tâm tiếng anh vậy, nếu từ bé bạn là người sáng dạ, nghị lực, học nhanh hiểu nhanh, ý thức tự học tốt, mà điều kiện tài chính eo hẹp, nhưng lại thoải mái thời gian thì bạn nên tự học.
Nhưng với những người điều kiện tài chính không vấn đề lắm, thời gian của họ lại eo hẹp, họ phải đến trung tâm có thầy có bạn thì mới họ học được, chứ tự học ở nhà 1 mình họ lại học không vào, nên thay vì phải tự học, họ bỏ ra 10 triệu đi học khóa trung tâm sẽ tối ưu hơn, hiệu quả hơn. Thực tế thì dù cấm dạy thêm học thêm, nhưng nhu cầu vẫn rất lớn.
Nên việc tự học hay đi học thêm nó tùy điều kiện mỗi người, không có lựa chọn nào đúng hay sai, chỉ có phù hợp hay không thôi.
Hay giống như bạn thuê Osin, nếu 2 vợ chồng bạn thu nhập thấp, lại có thời gian, thì nên tự đi chợ nấu ăn. Nhưng cũng có những gia đình, thu nhập tốt, thời gian bận bịu, thì thay vì tự đi chợ, giặt giũ, nấu ăn, rửa bát …họ dành thời gian đó nghỉ ngơi hoặc làm việc khác quan trọng hơn (ra tiền hơn), thì họ lại chọn thuê Osin. Không phải ngẫu nhiên mà Jupviec.vn lại nhận được 3 vòng gọi vốn, vì nhu cầu thị trường là có, nhất giúp việc theo giờ
Đầu tư chứng khoán cũng vậy, nếu bạn có đủ kiến thức, kinh nghiệm, nhưng điều kiện tài chính eo hẹp, và có nhiều thời gian, bạn có thể tự nghiên cứu, tự theo dõi doanh nghiệp, tự cập nhật thông tin,
Còn nếu bạn có người thuộc lĩnh vực chuyên môn khác, mới tham gia thị trường, kiến thức kinh nghiệm chưa nhiều, lại bận bịu, bạn có thể đồng hành với 1 bạn tư vấn nào đó, những thay đổi doanh nghiệp, ngành nghề, hay những biến động bất thường của cổ phiếu, họ có thể cập nhật cho bạn, đưa ra các phương án để bạn tham khảo xử lý.
lúc thị trường uptrend thì không nói, nhưng nếu thị trường downtrend, nhà đầu tư thường rất dễ nản và muốn bỏ bê buông xuôi, không có tâm trạng nghiên cứu và theo dõi doanh nghiệp, hay cập nhật thị trường nữa, khi đó những người tư vấn họ vẫn theo dõi, cung cấp phân tích, cập nhật cho bạn, để không bị bỏ lỡ chu kỳ phục hồi sau đó. Vì nhiều người thị trường sập, thường lỗ quá lâu, lỗ quá nhiều, không còn quan tâm các cơ hội mới nữa.
Việc chọn một người tư vấn, bạn không nên để ý vào việc họ chụp ăn gì, check in ở đâu, đeo đồng hồ gì, hay mặc quần áo ra sao, đi du lịch ở đâu, tôi không nói những cái đó có j sai, nhưng thường nó lại rất dễ ảnh hưởng tâm lý và sự lựa chọn của nhiều người, không phải ngẫu nhiên Mr Pips lại lừa được cả mấy ngàn người..
Bạn không cần phải giỏi chuyên môn mới biết ai là người đáng tin. Hãy để ý những điều sau:
Họ có lập luận không?
Có lý do rõ ràng khi khuyến nghị một cổ phiếu, có kế hoạch mua – bán cụ thể, có điểm cắt lỗ hay không?Họ có giao tiếp bằng ngôn ngữ của rủi ro không?
Một người thường bắt đầu bằng “nếu”, “có thể”, “trong trường hợp”… vì họ hiểu rằng đầu tư là kỳ vọng, là xác suất, là thứ chưa xảy ra. Trái lại, những người luôn khẳng định chắc nịch, nói chuyện như thể họ biết trước tương lai – thường bạn sẽ cảm thấy ấn tượng, nhưng lại rất “dễ bán nhà ra đê”.Họ có sẵn sàng thay đổi nhận định ban đầu khi các điều kiện/giả định thay đổi không?
Đầu tư không phải trò chơi của sự chắc chắn. Nó là hành trình liên tục đánh giá lại giả định, cập nhật thông tin, quản trị cảm xúc và rủi ro. Chính sự bảo thủ của người tư vấn có thể không tốt với nhà đầu tư
Cần quan sát hiệu quả những giai đoạn thị trường đi ngang hoặc giảm.
Vì khi thị trường tăng bạn sẽ thấy ai phân tích cũng đúng cả, mua là tăng ....
Nhưng thực ra tất cả là do thị trường tăng mà thôi, vì thị trường tăng thì tín hiệu gì, hay cổ phiếu loại gì cũng đúng, mẫu hình gì cũng chuẩn cả...
Nên chúng ta rất dễ nhầm lần và ngộ nhận
Kết nối với tác giả bài viết: